1. Có thể dùng hộp có sẵn của sản phẩm mà không cần dùng hộp đóng gói thêm
Điều này sai
Hầu hết hộp đóng gói có sẵn của sản phẩm được thiết kế bắt mắt và dành cho bán lẻ. Do đó, các hộp này có khả năng chịu lực rất kém. Điều này đòi hỏi cần đóng gói 1 hộp carton có khả năng chịu lực bên ngoài để bảo đảm sự an toàn cho sản phẩm bên trong.
Lưu ý: Đối với sản phẩm có sẵn hộp khi giao hàng trong TMĐT, khách hàng có quyền trả lại sản phẩm nếu như bao bì bên ngoài không còn nguyên vẹn, có sự biến dạng.
2. Hộp giấy đóng có thể là hộp 1 lớp giống như hộp bán lẻ để tiết giảm chi phí
Điều này sai.
Mục đích đóng gói trong vận chuyển khác hẳn mục đích đóng gói trong bán lẻ vì mục tiêu hộp để vận chuyển là khả năng chịu lực để bảo đảm sản phẩm được an toàn, không bị hư hại.
Hộp giấy 1 lớp thường có khả năng chịu lực rất kém. Do đó không thể đóng gói dành cho vận chuyển. Hộp giấy carton được cấu thành từ ít nhất 3 lớp nên khả năng chịu lực cao hơn nhiều, nên khả năng bảo vệ sản phẩm cao hơn nhiều so với hộp 1 lớp.
3. Bóng khí/ màng xốp hơi có thể thay thế cho hộp đóng gói trong vận chuyển
Điều này sai
Mục đích bóng khí/ màng xốp hơi chỉ làm giảm va đập khi vận chuyển, hoàn toàn không có khả năng chống lại lực đè nén do các sản phẩm chồng lên nhau khi vận chuyển. Do đó, để đạt hiệu quả tốt nhất, sản phẩm được gói bóng khí/màng xốp hơi phải được bỏ trong 1 chiếc hộp carton chịu lực.
4. Bóng khí/ màng xốp hơi chỉ đạt hiệu quả chống va đập tốt nhất khi có hộp bên ngoài chịu lực
Hộp carton có thành càng dày là càng cứng
Điều này hoàn toàn sai.
Hộp dày hay mỏng là do kiểu sóng mà nhà sản xuất quy định. Ví dụ sóng E dày 1.5mm, sóng B dày 2.5mm. Với các hộp nhỏ ( dưới 2 kg) nhà sản xuất thường làm sóng E vì khả năng chịu va đập lớn, các thùng to (trên 2 kg) thường dùng thùng sóng B để tăng độ đàn hồi.
Độ cứng của hộp carton được dựa vào 2 yếu tố: Định lượng giấy và kiểu thiết kế hộp giấy đó. Hộp được làm từ định lượng giấy càng cao thì càng chắc chắn, do đó hộp càng bền vì có khả năng chịu lực tác động lớn. Dĩ nhiên, hộp càng có định lượng cao thì giá thành cũng cao hơn so với hộp có định lượng thấp. Một số thiết kế hộp có khả năng chịu lực rất tốt hơn bình thường, tuy nhiên cũng sẽ tốn nhiều giấy hơn, do đó giá thành cũng sẽ cao hơn.
Bạn cũng có thể kiểm tra xem hộp mình có phải dùng giấy định lượng tốt hay không bằng cách bóp nhẹ mặt trong và mặt ngoài hộp. Nếu như 3 lớp giấy của carton dễ bị xẹp và biến dạng tức là hộp của bạn đang dùng giấy định lượng thấp, khả năng bị méo khi vận chuyển là rất cao.
5. Sóng giấy carton dày hay mỏng là do quyết định nhà sản xuất và kích thước hộp to hay nhỏ
Hộp đóng gói carton thì thiết kế kiểu nào cũng được
Điều này sai
Một số thiết kế hộp chỉ dành cho bán lẻ, không thể dùng cho đóng gói trong vận chuyển vì yếu tố tối ưu khi đóng gói và an toàn sản phẩm khi vận chuyển.
Ví dụ: Thiết kế hộp kiểu đáy ghép (như hình) thường không dùng trong đóng gói trong TMĐT vì khả năng chịu lực kém, đóng gói mất nhiều thời gian, và dễ bị lấy hàng do hộp đáy ghép.
6. Hộp đáy xếpHộp đáy xếp – không đáp ứng nhu cầu đóng gói trong vận chuyển
Hộp 2 đáyHộp 2 đáy – hộp chuẩn trong đóng gói dành cho TMĐT
Hộp đóng gói dạng cao thì sẽ đứng trong quá trình vận chuyển
Điều này sai
Trong quá trình vận chuyển, hộp hầu hết sẽ bị trạng thái nằm do quá trình sắp xếp của hãng vận chuyển. Do đó, khi đóng gói các hàng sử dụng hộp cao có chứa hàng dễ vỡ thì đòi hỏi phải chêm chèn rất cẩn thận.
7. Dán băng keo càng nhiều thì hộp càng chắc
Điều này sai
Viêc dán băng keo chỉ để nêm phong hộp, tránh bị lấy trong quá trình vận chuyển đế người mua hàng. Do đó, việc dán nhiều băng keo không làm hộp chắc chắn hơn, mà làm cho người mua hàng tốn nhiều thời gian tháo ra hơn, sẽ gây cảm xúc tiêu cực cho người mua hơn
Dán băng keo với số lượng vừa đủ vừa giúp tăng thẩm mỹ đơn hàng, tiết kiệm chi phí và giúp người dùng dễ tháo lấy hàng hơn.
8. Hộp đóng gói dán băng keo mức độ vừa phải sẽ vừa an toàn cho sản phẩm, vừa thẩm mỹ cho đơn hàng
Đóng gói thì chỉ cần bỏ sản phẩm vào hộp là được
Không đúng.
Việc đóng gói để vận chuyển bao gồm các quy trình như sau:
- Bỏ sp vào hộp
- Đóng gói thêm túi bóng khí để hạn chế va đập nếu là hàng dễ vỡ
- Chêm chèn đầy không gian để sản phẩm không bị rung lắc
- Nếu cắt hạ thùng được thì nên cắt, tuy nhiên việc cắt hạ tốn rất nhiều thời gian và mất tính thẩm mỹ thùng
Việc đóng gói xong phải bảo đảm sản phẩm không bị rung lắc, vì khi bị rung lắc sản phẩm sẽ bị hư hại trong quá trình vận chuyển.
9. Có nhất thiết bắt buộc tất cả sản phẩm đều phải dùng hộp carton
Không nhất thiết
Đối với các sản phẩm có khả năng đàn hồi: vải, quần áo, khăn, vớ…chỉ cần dùng túi nilon tiêu chuẩn (khác túi nilon bình thường) là được. Một số sản phẩm khó vỡ như sách, kim loại có thể dùng túi giấy bóng khí (bubble mailer)…Cả 2 sản phẩm này sẽ được BOXME và Magix cung cấp cho khách hàng vào tháng 6/2017 nhằm giảm chi phí cho KH.